Tháng Mười Một 6, 2015

HỘI THẢO “CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ: TỪ TẦM NHÌN ĐẾN HIỆN THỰC” (11/2015)

Trong khuôn khổ dự án “Hợp tác truyền thông cải thiện chính sách kinh tế”, vào sáng ngày 05/11/2015, tại Hội trường tầng 4 Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (VUSTA) – 53 Nguyễn Du, Hà Nội, RED đã tổ chức hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Từ tầm nhìn đến hiện thực”. Giáo dục là lĩnh vực đóng vai trọng hàng đầu trong sự phát triển của mọi quốc gia, mang ý nghĩa quyết định cho trình độ của nguồn nhân lực. Từ năm 2011, Đảng và Nhà nước đã đưa ra yêu cầu phải đổi mới hệ thống giáo dục một cách toàn diện cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. RED đã mời nhóm chuyên gia PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – Bộ giáo dục và đào tạo, TS. Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu – Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội – Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011-2016 và nhà báo Nguyễn Huy Cường – người đã có 18 năm nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục – để nghiên cứu, phân tích dự thảo đề án này. Tại hội thảo, nhóm chuyên gia đã chia sẻ kết quả nghiên cứu nội dung chính yếu của Chương trình GDPT tổng thể mới và đưa ra vấn đề cần trao đổi, góp ý về Chương trình như: về hệ thống môn học các môn bắt buộc và tự chọn ở THPT; tên và số lượng các phẩm chất và năng lực; nội dung, tính chất và hình thức tổ chức dạy học các môn Tin học; việc thực hiện các cụm từ  “dân chủ hóa”, “xã hội hóa”, “tự chủ”, “trách nhiệm giải trình” như thế nào… Hội thảo đã đón hơn 100 khách tới tham gia, đầy đủ các thành phần bao gồm các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ lĩnh vực giáo dục, giáo viên và phụ huynh quan tâm tới vấn đề giáo dục… Hội thảo đã đón nhận ý kiến, góc nhìn từ bà Phạm Thiên Hương – Đại diện nhóm HomeSchool Việt Nam; anh Nguyễn Quang Thạch – Đại diện chương trình Sách hóa Nông thôn; TS. Đỗ Hoàng sơn – Giám đốc Công ty Sách Long Minh, HLV đội tuyển Olympic Toán Quốc gia; Bà Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng; GS. TS. Nguyễn Đình Cống – Giảng viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội; anh Đặng Thành Trung – Đại diện diễn đàn “Chúng tôi là giáo viên”. Nhóm chuyên gia của RED sẽ tổng hợp các ý kiến thu thập được từ buổi hội thảo để tiếp tục làm việc, đưa ra một bản kiến nghị gửi tới các cơ quan hữu quan. Sau hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển RED tổ chức vào sáng ngày 05/11/2015 vừa qua tại Hà Nội nhằm trao đổi, góp ý sửa đổi chương trình GDPT tổng thể. Hội thảo đã thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo các trang tin, báo mạng đưa tin. Trong đó các nội dung tin đều quan tâm đến vai trò quan trọng của giáo viên, vị trí của môn Lịch sử trong Dự thảo, cũng như việc đổi mới phương pháp giảng dạy và biên soạn sách giáo khoa. Đưa tin về hội thảo trang tin VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam online viết “Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều”. Theo VOV sự khác biết trước hết là chuyển từ một nền giáo dục cung cấp kiến thức, sang phát triển năng lực. Chương trình coi trong trải nghiệm của học sinh, thay cho lối tiếp thu “thầy đọc – trò chép”. Người thầy không còn là một “diễn viên” truyền giảng kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm kiếm tri thức… Cũng nói về vai trò của giáo viên báo Hải Quan Online để tiều đề “Đổi mới giáo dục phổ thông: Giáo viên giữ vai trò quan trọng” trang điện tử có dẫn lời ông Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục – Đào tạo :”Việc đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục nếu chỉ đổi mới chương trình sách giáo khoa là chưa được, vai trò giáo viên rất quan trọng”. Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trang tin Người Tiêu Dùng cho rằng cần tích cực vận dụng giảng dạy bằng hình ảnh, video thay vi khái niệm, lý thuyết dài dòng, trang tin có trích lời nhà báo Nguyễn Huy Cường: “học sinh xem đi xem lại video trong 10 phút dễ nhớ hơn là học thuộc long một lượng kiến thức lớn. Như vậy sẽ khiến tư duy học sinh phát triển nhanh hơn, khả năng sáng tạo cao hơn.” Việc kết hợp giữa tích hợp ở các lớp dưới và phân hóa ở các lớp trên, cũng là một đề tài được nhiều trang tin tập trung khai thác khi đưa tin về hội thảo. Theo trang Quân Đội Nhân Dân Online đưa tin “Tích hợp ở các lớp dưới và phân hóa ở các lớp trên là xu thế tất yếu”, PV Nguyễn Hiếu đưa lời PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Bộ phận Thường trực Đổi mới chương trình (Bộ GD-ĐT): “Nếu như hạn chế của các lần thay đổi chương trình trước là cách làm cắt khúc, làm từng cấp tách rời, thì lần này cần thiết phải xây dựng chương trình GDPT tổng thể xuyên suốt, liên thông, liên mạch cả 2 cấp học.” Bên cạnh đó các trang tin News Zing, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Kinh Tế và Dự Báo – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… và các báo điển tử đã khai thác nhiều vấn đề khác như: Lương giáo viên, trao quyền tự chủ cho nhà trường và hiệu trưởng,… Đọc thêm: > Infornet : Đổi mới giáo dục phổ thông: Hãy bắt đầu từ lương của giáo viên > Người Tiêu Dùng: Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tổng thể > Hải Quan Online: Đổi mới giáo dục phổ thông: Giáo viên giữ vai trò quan trọng > Quân Đội Nhân Dân: Tích hợp các lớp dưới và phân hóa ở các lớp trên là xu thế tất yếu > Zing news: "Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách lịch sử thành môn học riêng" > VOV Đài tiếng nói Việt Nam: Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là "diễn viên" nói một chiều > VOV Đài tiếng nói Việt Nam: Đổi mới giáo dục: Cần trao quyền tự chủ cho nhà trường và hiệu trưởng > Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: Hội thảo "Chương trình giáo dục phổ thông - từ tầm nhìn đến hiện thực" > Kinh tế và Dự báo: Điểm yếu nhất của Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông là "người thầy"? > PetroTime: Chương trình giáo dục tổng thể: Hãy bắt đầu từ...giáo viên! > Tin mới: Đổi mới giáo dục xóa được "bệnh" đọc chép? > Pháp Luật Thành Phố HCM: Đừng biến Lịch sử thành môn "nhồi sọ" > Vnexpress: Hiến kế dạy lịch sử qua ngoại ngữ > Thanhnien News: Vietnam's ambitious education reform plans come in for praise Tải bộ tài liệu hội thảo tại [đây].