Tháng Tám 12, 2014

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ CỦA BÁO CHÍ TRONG VỤ VIỆC TRANH CHẤP PHÁP LÝ – ÔNG VŨ VĂN LUÂN (THƯ KÝ LCHNTTSNL HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH HỘI NGHỀ CÁ HẢI PHÒNG)

Kính thưa các quý vị khách quý, thưa toàn thể các bạn có mặt trong buổi hội thảo hôm nay. Trước hết tôi xin thay mặt BCHLCHNTTSNL huyện Tiên Lãng gửi lời cảm ơn  chân thành tới ban tổ chức đã mời  chúng tôi trong buổi hội thảo rất có ý nghĩa này đối với chúng tôi. Trước khi vào tham luận tôi kính chúc các quý vị đại biểu, các bạn tham dự hội thảo hôm nay có một sức khỏe tốt, công việc tốt, gia đình tốt, luôn là đối tác tốt, là những người bạn đồng hành tốt nhất với chúng tôi nói riêng, những  nhóm người trong xã hội yếu thế nói chung dễ bị tổn thương khi sảy ra tranh chấp pháp lí. Với chủ đề kinh nhiệm tìm kiếm sự hỗ trợ của báo trí trong vụ việc tranh chấp pháp lý qua vụ việc Tiên lãng. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ  với các quý vị một số vấn đề  kinh nghiệm, những bài học được rút ra từ việc tranh chấp pháp lí xảy ra tại Tiên Lãng mà chúng tôi đã đi qua  nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên chúng tôi được Nhà nước thừa nhận như sau: Kinh nghiệm thứ nhấtCần có một tổ chức Mọi người chúng ta đều biết khi xã hội càng phát triển lên cao thì các mâu thuẫn trong lòng xã hội đó càng diễn biến  phức tạp, nhất là ở một xã hội  mà các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật chưa hoàn thiện và còn bị coi nhẹ, thì vấn đề tổn thương cho các nhóm yếu thế trong xã hội rất dễ bị các nhóm có vị thế mạnh hơn trong xã hội  xâm hại và lấn át nếu không có một tổ chức đủ mạnh và chặt chẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhận thức được vấn đề này. Năm 2001 LCHNTTSNL huyện Tiên Lãng  của chúng tôi ra đời với 2 nhiệm vụ cụ thể được chúng tôi xác định trong nghị quyết bàn về phương hướng nhiệm vụ  của hội đó là: 1- Xây dựng BCHLCHNTTSNLTL thực sự vững mạnh cả về công tác tổ chức lẫn với thực hiện nhiệm vụ để đảm đương xứ mệnh lịch sử mà các hội viên giao phó. 2- Bảo vệ bằng được quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên được Nhà nước thừa nhận trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào mà pháp luật cho phép. Xuất phát từ những nhiệm vụ cụ thể trên, vì thế từ khi được thành lập đến nay hội của chúng tôi luôn phát huy hết tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo trong quá trình đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của các hội viên trước các quyết định thu hồi đất bất công và trái pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng. Kết quả đó đã được thể hiện và minh chứng toàn bộ đất và tài sản có trên đất của các hội viên chúng tôi bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi trái pháp luật từ năm 2004 đến nay vẫn được bảo toàn theo quy định của Nhà nước, trừ một trường hợp duy nhất ông Lê Đình Thảo trong quá trình tham gia tổ chức lúc đầu, sau đó đã tự động rút ra không tham gia hội. Vì vậy cả một tài sản khổng lồ 76 ha đầm NTTS bị Chính quyền huyện Tiên Lãng thu hồi trắng. Kinh nghiệm haiCần có các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cụ thể mà tổ chức đã đặt ra Sau khi xác định được nhiệm vụ chiến lược hợp với tâm nguyện của các thành viên của hội, đây là vấn đề mấu chốt để phát động mọi phong trào, mọi nguồn lực  của các thành viên, chúng tôi đề ra 7 nhóm giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ đó là: 1- Xây dựng tổ chức hội vững mạnh. 2- Vận động các hội viên mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để làm ra nhiều của cải cho gia đình, đóng góp nhiều cho xã hội. 3- Liên minh với các nhà khoa học để ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất. 4- Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới tận các hội viên, nhất là luật đất đai. 5- Tim kiếm, hợp tác và mở rộng quan hệ với các văn phòng luật sư như văn phòng Luật sư kinh đô Hà Nội để nhờ tư vấn về pháp luật . 6-  Tìm kiếm, hợp tác và tăng cường mở rộng quan hệ  chặt chẽ với các nhà báo, các cơ quan truyền thông. 7- Thành lập quỹ bảo vệ quyền lợi của các hội viên. Trong các nhóm giải pháp trên chúng tôi đặc biệt quan tâm nhóm giải pháp thứ 6 đó là tăng cường hợp mở rộng quan hệ hợp tác  với các nhà báo, các cơ quan truyền thông coi đây là một giải pháp có tính then chốt để thực hiện 2 nhiệm vụ trên. Vì vậy như quý vị đã biết do công tác chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước, phòng cho phương án tranh chấp về mặt pháp lí bị đổ bể do các nhóm lợi ích trong xã hội mạnh hơn sẵn sàng trà đạp lên công lý, bất chấp đạo đức xã hội dùng quyền lực để tham nhũng, vụ lợi cho lợi ích cá nhân của riêng mình chắc chắn các thế lực này sẽ gặp phải rào cản mà sức mạnh của nó không thua kém gì quyền lực khi công luận bắt đầu lên tiếng và ủng hộ. Do đó vụ việc Tiên Lãng khi sảy ra nhanh chóng được các báo chí kịp thời đưa tin chính xác, khách quan và trung thực để phản ánh toàn bộ bản chất của sự việc xảy ra ngày 05/01.2012 tại Vinh Quang – Tiên Lãng. Theo quan điểm của chúng tôi giải pháp trên là một khâu rất quan trọng mà bất kỳ tổ chức nào khi thành lập cần lưu ý xây dựng và hợp tác. Kinh nghiệm baChọn đối tác là đồng minh trong cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho tổ chức của mình Ở nước ta khi các ngành Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp chưa mang tính độc lập,  tại các địa phương quyền lực hầu hết được thâu tóm dưới sự chỉ đạo của một vị Chủ tịch hoặc Bí thư. Do vậy khi xảy ra về mặt tranh chấp pháy lý liên quan đến các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan công quyền sở tại với  người dân, thì điều bất lợi trong tranh chấp đó thuộc về phía người dân, cho dù chính quyền sai, người dân đúng đó là một thực tế vô cùng nghiệt ngã đang tồn tại ở bất cứ nơi đâu, chỗ nào trên lãnh thổ nước ta khi sảy ra xung đột, tranh chấp về pháp lý giữa người dân yếu thế hơn với chính quyền các cấp, vì một bên chính quyền có quyền lực, có tổ chức, có quan hệ, có tài chính, có kiến thức, có cả một hệ thống chính trị, có các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của họ sẵn sàng phục vụ ý đồ cá nhân của họ núp dưới vỏ bọc nhiệm vụ chính trị địa phương. Vì vậy khó có thể có cơ quan nào nhất là báo chí của địa phương dám đi ngược lại ý chỉ lãnh đạo của họ. Còn một bên người dân thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật, thiếu quan hệ, thiếu tài chính, thiếu tổ chức đứng ra bảo vệ quyến và lợi ích hợp pháp của họ đây là một thực tế đang diễn ra rất phổ biến . Chính vì vậy khi lựa chọn đối tác là đồng minh trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình khi có trang chấp pháp lí xảy ra liên quan đến chính quyền địa phương là một vấn đề không dễ. Tại Hải Phòng không phải chúng tôi không có quan hệ tốt với các phóng viên đàì truyền hình Hải phòng. Song khi sự việc sảy ra, đài phát thanh truyền hình Hải Phòng buộc phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập chung công kích nói xấu người bị Nhà nước thu hồi đất, đồng thời bảo vệ chính quyến, khẳng định việc làm của chính quyền sở tại là đúng cho đến khi có kết luận của Thủ tướng chính phủ thì việc tuyên truyền đó mới tạm thời được chấm dứt. Do vậy, việc lựa chọn đối tác là đồng minh để họ ủng hộ mình trong viêc sảy ra tranh chấp pháp lí đến cùng với chính quyền địa phương là khâu rất quan trọng, chính từ nhận thức rõ vấn đề cục bộ có thể sảy ra cho nên chúng tôi đã tập chung  lựa chọn các phương tiện truyền thông thuộc các cơ quan Trung ương, ít bị ảnh hưởng ràng buộc từ chính sách, tác động của địa phương phục vụ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi khi sảy ra tranh chấp pháp lý với chính quyến sở tại. Kinh nghiệm bốnTrang bị kiến thức pháp luật cho các thành viên Tại giải pháp bốn, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà chúng tôi đã đặt ra, chúng tôi rất coi trọng việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho các hội viên của chúng tôi, nhất là luật đất đai nhằm trang bị kiến thức tối thiểu cho các thành viên để họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, các chế độ, chính sách mà Nhà nước áp dụng với người sử dụng đất Nông nghiệp, đồng thời chúng tôi thường xuyên thông tin cho các thành viên cuả chúng tôi về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, những chính sách kinh tế của Nhà nước, địa phương thay đổi có liên quan, tác động đến quá trình sản xuất, đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất để các thành viên của chúng tôi nắm vững để từ đó xây dựng chương trình hành động, mục tiêu phấn đấu nhằm đối phó, thích ứng với những chính sách bất cập, hoặc tiến bộ mà Nhà nước, địa phương đã ban hành. Chúng tôi cho rằng: Nếu mỗi thành viên đều được trang bị kiến thức hiểu biết pháp luật tốt, thì đây sẽ là yếu tố, là động lực góp phần cho tổ chức rất vững mạnh. Vì vậy sau khi thành lập chúng tôi đã bắt tay vào xây dựng chương trình cụ thể, đó là: 1-Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật có sự hỗ trợ, tư vấn của Luật sư nhất là luật đất đai, tập chung vào chương quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nông nghiệp, các chế độ chính sách của Nhà nước, địa phương áp dụng với người được Nhà nước giao sử dụng đất Nông nghiệp. 2-Hướng dẫn các thành viên của chúng tôi bảo quản, lưu trữ tất cả mọi tài liệu, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất mà Nhà nước đã giao cho họ như các biên lai đóng thuế sử dụng đất Nông nghiệp, các Quyết định giao đất, các đơn từ khiếu nại, đơn kiến nghị liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, các biên bản làm việc với các cơ quan công quyền, chính quyền địa phương nhất thiết phải được ghi thành hai văn bản để các thành viên của chúng tôi giữ một bản đây là nguyên tắc bắt buộc. 3-Truy cập và sưu tầm những văn bản Quy phạm pháp luật mới nhất của Nhà nước, địa phương liên quan đến chính sách đất đai để từ đó đưa ra phân tích, nhận định, đánh giá, đưa ra các dự báo về những chính sách này có tác động, ảnh hưởng gì đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời quyết định đưa ra phương án tham gia góp ý mang tính xây dựng, hay phương án đấu tranh hay không đấu tranh( ví dụ vừa qua chúng tôi nhận được Thông tư mới nhất số 09 ngày 28/05/2013 của bộ Tài nguyên – Môi trường quy định về quản lý, sử dụng đất  bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển) xét đây là loại hình văn bản Quy phạm pháp luật mà bộ TN- MT ban hành trái với hiến pháp và pháp luật, nếu nó được thực hiện thì nguy cơ hàng triệu hộ dân có đất ven sông, ven biển , được Nhà nước công nhận QSD đất , nhận chuyển nhượng QSD đất có nguy cơ trắng tay sau bao năm được Nhà nước cho phép khai hoang, vỡ hóa do vậy chúng tôi sẽ quyết định khiếu nại Thông tư này của Bộ TN- MT tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét đình chỉ, bãi bỏ theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 mà Quốc hội đã ban hành. Chính vì thế vụ Tiên Lãng sảy ra chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả tài liệu, hồ sơ tốt nhất, cung cấp cho các cơ quan truyền thông để các cơ quan này tác nghiệp một cách trung thực, khách quan nhất chứng minh việc chính quyền huyện Tiên Lãng giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế trái pháp luật đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, có động cơ tham nhũng về đất đai có quy mô, có tổ chức, có tính toán sắp đặt từ trước chứ không phải việc bình thường. Kinh nghiệm nămPhương pháp, hình thức, nghệ thuật đấu tranh khi có tranh chấp pháp lí xảy ra Như phần trên chúng tôi  trình bày, thì khi sảy ra tranh chấp pháp lý giữa người dân yếu thế hơn so với chính quyền, là một điều hết sức bất lợi cho người dân, đồng thời là một điều hết sức nhức nhối và có thể sẽ thất bại kể cả người dân đúng nếu không có phương pháp đấu tranh tốt. Tại huyện Tiên Lãng chúng tôi đã đề ra một số các hình thức đấu tranh khi sảy ra tranh chấp pháp lý sau đây: 1- Vận động thuyết phục: Khi phát hiện thấy hành vi hành chính, Quyết định hành chính xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên chúng tôi thì phương châm của chúng tôi lấy vận động, thuyết phục làm chính để nhóm có thế mạnh hơn thu hồi lại Quyết định và hành vi này của họ đồng thời tập chung cùng bàn thảo khắc phục hậu quả mang tính xây dựng. 2- Khởi kiện Tại tòa: Nếu phương án một không thực hiện được, các nhóm lợi ích họ ỷ thế mạnh hơn thì giải pháp chọn tốt nhất là khởi kiện việc tranh chấp đó tại các cấp Tòa án có thẩm quyền, tuy Tòa án có thể bị chi phối bởi các mối quan hệ phức tạp mà các nhóm lợi ích có thế mạnh hơn, nhưng Tòa án lại có tính độc lập hơn được xét xử ở nhiều cấp hơn. Do đó tính khách quan được đảm bảo cao hơn khi khởi kiện ở các cấp hành chính. 3- Tạo sự bạo động xã hội kết hợp với dư luận báo trí: Đây là giải pháp bắt buộc khi hai giải pháp trên không hiệu quả, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm yếu thế hơn tiếp tục bị xâm hại, bị đè nén bằng pháp luật, bất công và vô lý. Trường hợp vụ Tiên Lãng chúng tôi là một điển hình về giải pháp này, khi trước đó gia đình ông Vươn, hội NTTS đã làm tất cả, báo chí đã lên tiếng nhiều năm và cảnh báo phê phán vấn đề thu hồi đất của huyện Tiên Lãng. Song chính quyền vẫn bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức xã hội, huy động tất cả hệ thống chính trị để trấn áp gia đình ông Vươn, áp dụng những thủ đoạn nguy hiểm nhất như lên kế hoạch phá nhà, chiếm đoạt tài sản, quyết tâm phạm tội đến cùng. Do đó nếu không chuẩn bị giải pháp này cho tình huống xấu nhất có thể sảy ra thì mọi cố gắng, mọi lỗ lực, mọi giải pháp để bảo vệ quyện và lợi ích hợp pháp của các thành viên chúng tôi chỉ là vô ích khi lý luận không thắng nổi sự ngu dốt và chiến tranh là hình thái của kinh tế được phát động từ kẻ mạnh. Các bài học được rút ra Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm yếu thế hơn trong xã hội trước những tranh chấp pháp lý, liên quan đến các nhóm có thế mạnh hơn trong xã hội, chúng tôi xin rút ra một số bài học từ Tiên Lãng để quý vị tham khảo đó là: Một là : Nhất thiết phải quy tập họ thành một tổ chức theo nhóm ngành nghề mà họ đang sinh sống và làm việc. Hai là: Phải trang bị cho họ những kiến thức tối thiểu để họ có thể tự bảo vệ được mình khi có tranh chấp pháp lý xảy ra và để xã hội phải tôn trọng họ. Ba là: Phải liên minh, liên kết chặt chẽ với các tổ chức như: Các văn phòng luật sư, các cơ quan báo chí. Bốn là: Phải có phương pháp, nghệ thuật, hình thức đấu tranh thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có tranh chấp pháp lí xảy ra mà Nhà nước cho phép. Đề xuất Nhà nước nên sớm ban hành luật về các hiệp hội./.