Tháng Chín 18, 2015

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: HƯỚNG TỚI MỘT HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI DỄ TIẾP CẬN – MINH BẠCH – BỀN VỮNG (09/2015)

Trong khuôn khổ dự án “Hợp tác truyền thông cải thiện chính sách kinh tế”, buổi Đối thoại chính sách “Hướng tới một hệ thống BHXH dễ tiếp cận, minh bạch và bền vững” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp cùng Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao, Thương Mại và Phát triển (DFATD) đã tổ chức tại Khách sạn Hà Nội sáng ngày 17/09/2015.

Tham gia cuộc đối thoại có hơn 120 đại biểu trong đó có các chuyên gia kinh tế, cán bộ các cơ quan liên quan, đại diện những người lao động phi chính thức, cùng các cá nhân, cơ quan báo chí tham gia.

Tại buổi đối thoại, đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, khuyến nghị của các chuyên gia, đại biểu như Đại biểu Quốc hội Lê Trọng Sang - Ủy ban các vấn đề xã hội, bà Trần Thị Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ BHXH; PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu; Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh – UNFPA; Bà Lê Thị Hoài Thu – M-net, Ths. Đoàn Thị Thu Hương, TS. Nguyễn Quang A, TS. Nguyễn Nguyệt Nga cùng đại diện Tổng Liên đoàn Lao động với nhiều nội dụng khác nhau về điều 60 luật BHXH trong đó có biện pháp để tăng cường tính minh bạch, bền vững và nguy cơ vỡ quỹ của hệ thống BHXH.

Đặc biệt buổi đối thoại có sự góp mặt của anh Phạm Văn Trường, công nhân bốc vác tại Long Biên. Anh Trường đã chia sẻ ý kiến trong vấn đề tiếp cận các thông tin về chính sách BHXH tự nguyện và nhận được nhiều sự quan tâm của các phóng viên, nhà báo có mặt tại buổi đối thoại.

PHẢN HỒI DƯ LUẬN BUỔI ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH “HƯỚNG TỚI MỘT HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI DỄ TIẾP CẬN - MINH BẠCH - BỀN VỮNG” (09/2015)

Sau khi buổi đối thoại kết thúc có rất nhiều các phương tiện báo chí, truyền thông đưa tin dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau từ thực tại, nguyên nhân, và cách giải quyết.

Báo Lao Động online có dẫn lời TS Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết: theo thống kê, tại Việt Nam, lao động phi chính thức chiếm tới 63% trong tổng số lực lượng lao động; đóng góp 20% GDP của quốc gia, chiếm hơn 70% số giờ LĐ của quốc gia. Nhưng cũng theo tờ này hiện có tới 91,45% lao động phi chính thức chưa biết đến BHXH tự nguyện. Diện bao phủ BHXH mới chỉ đạt 1/5 lực lượng lao động.

Tiến sĩ Quang A trả lời phỏng vấn bên ngoài hành lang phòng hội thảo

Từ thực tế đó trang báo điện tử VnMedia trích dẫn lời PGS.TS Lê Thị Hoài Thu - Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển: "Một trong những bất cập lớn nhất đó là sự khác biệt trong chế độ bảo hiểm". Cụ thể, BHXH tự nguyện chỉ thực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi đó BHXH bắt buộc có tới 5 chế độ gồm ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Bài viết nhấn mạnh điều đó là 1 trong những rào cản khiến người lao động ở khu vực này ít tham gia vào loại hình BHXH.

Nói đến nguyên nhân khác là do đặc điểm làm việc của lực lượng lao động phi chính thức. Thời Báo Ngân Hàng viết tiêu đề “Người lao động thiệt kép” đã dẫn chứng trường hợp của anh Phạm Văn Trường, công nhân bốc vác ở chợ Long Biên, coi bảo hiểm xã hội là khái niệm rất xa lạ, chưa nói đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Theo báo việc lao động tự do đến địa phương rồi chỉ làm vài tháng và lại dời đi, do đó không nắm được thông tin, không biết phải tham gia như thế nào, đóng bảo hiểm ở đâu, chưa kể khi thụ hưởng thì lại cũng không biết sẽ được nhận từ nguồn nào…

Báo Kinh tế & Đô thị đồng quan điểm và dẫn lời bà Đoàn Thị Thu Hương – giảng viên Học viện Tài chính “Tồn tại này là do việc hoạch định chính sách về BHXH chưa phù hợp, người lao động khó tiếp cận BHXH hay mô hình hoạt động BHXH chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế thì trường” để bổ sung thêm cho nhận định trên.

Anh Trường, công nhân bốc vác làm việc ở khu vực chợ đầu mối Long Biên...

“Liệu có nguyên nhân nguồn tiền mà NLĐ đóng góp không minh bạch, xử lý vi phạm liên quan đến BHXH chưa rõ có khiến NLĐ không tin tưởng?” - ông Lê Trọng Sang đặt câu hỏi, là một điểm đáng chú ý được đưa ra trong trang tin điện tử Đại Đoàn Kết về vấn đề minh bạch và bền vững của quỹ.

Các báo cũng thu thập ý kiến, giải pháp và đưa ra kiến nghị đến cơ quan chứng năng có thẩm quyền để khắc phục những bất cập trong chính sách BHXH. Như Đại Đoàn Kết cho rằng phải công bằng, hiệu quả trong quản lý nguồn quỹ BHXH. Tương tự Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh sự công bằng, dễ tiếp cận của bộ luật BHXH khi trích lời PGS.TS Lê Thị Hoài Thu “Tôi đề nghị mở rộng chế độ BHXH tự nguyện để người lao động phi chính thức tham gia được bình đẳng về quyền lợi như lao động tham gia BHXH bắt buộc…”

Bên cạnh đó nhiều báo đài, trang tin, đài phát thanh, truyền hình và trang tin điện tử khác cũng đưa tin về buổi đối thoại dưới góc nhìn khác nhau về luật BHXH.

Tải tài liệu tại đây

 Đọc thêm:

>  Công an nhân dân online: Hướng tới một hệ thống BHXH dễ tiếp cận, minh bạch và bền vững

> Kinh tế và dự báo: Khu vực phi chính thức chưa “mặn mà” với bảo hiểm xã hội

> Trang điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam: "Hướng tới một hệ thống BHXH minh bạch, bền vững và dễ tiếp cận”

> Báo Lao động: Hướng tới một hệ thống BHXH minh bạch, bền vững và dễ tiếp cận

> Nhà báo và Công Luận: Hướng tới hệ thống BHXH minh bạch, bền vững

> Kinh tế và đô thị online : Gian nan mở rộng độ phủ của bảo hiểm xã hội

> An ninh tiền tệ và truyền thông: Bảo hiểm xã hội trước nguy cơ dân số chưa giàu đã già

 

Một số hình ảnh:

Tiến sĩ Thu Hương giới thiệu tổng quan về hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam

Ông Lê Trọng Sang trả lời phỏng vấn

Anh Trường, công nhân bốc vác làm việc ở khu vực chợ đầu mối Long Biên...

...đã nhận được sự quan tâm chẳng kém gì những chuyên gia

Một cán bộ Công đoàn cơ sở đóng góp ý kiến

Phó Giáo sư Vũ Sỹ Cường điều phối phần thảo luận với chủ tọa là các chuyên gia Quang A, Nguyệt Nga, Bùi Trinh

Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến chủ yếu xoay quanh Điều 60 trong Luật Bảo hiểm xã hội

Tiến sĩ Quang A trả lời phỏng vấn bên ngoài hành lang phòng hội thảo