Tháng Mười Một 30, 2017

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN, LẦN III: BÁO CHÍ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (11/2017)

Trong các ngày 28 và 29/11/2017, tại Hà Nội, RED đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ ba - 2017 với chủ đề: Báo chí với Phát triển bền vững. Đây là Hội nghị thường niên do RED phối hợp với Bộ các vấn đề toàn cầu của chính phủ Canada (GAC) và UNESCO tổ chức. Tham dự Hội nghị có đại diện tổ chức UNESCO và Liên minh báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, nhà báo, chuyên gia báo chí truyền thông đến từ các cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo nghiên cứu báo chí, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Phiên khai mạc, đại diện Đại sứ quán Canada đọc lời chào mừng và ông Michael Croft - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu nhân kỉ niệm ngày “Quốc tế chấm dứt tình trạng không trừng phạt các hành vi vi phạm an toàn nhà báo” (2/11). Bà Kate Reekie - Đại diện Đại sứ quán Canada tại Hà Nội - phát biểu khai mạc Hội nghị Bà Widyasari Anisa đã trình bày tổng quan về hoạt động của tổ chức SEAPA trong sứ mệnh bảo vệ an toàn cho nhà báo trong quá trình tác nghiệp ở các nước trong khu vực: Indonesia, Myanmar, Cambodia, Philippine... Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc RED đã trình bày quá trình hoạt động của tổ chức trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, với hoạt động xuyên suốt là chương trình “Bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo”. Qua quá trình theo rõi thống kê các trường hợp nhà báo bị cản trở tác nghiệp, RED đã phát hiện ra những hành vi cản trở mới: tạo dựng thông tin bôi nhọ tư cách nhà báo, khủng bố tâm lý, không cho nhà báo xuất cảnh vì có đơn kiện của doanh nghiệp mà tòa án chưa tiếp nhận... Đồng thời, cũng nhận thấy hành vi tác nghiệp lệch chuẩn, có động cơ trục lợi của một bộ phận nhà báo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tâm lý né tránh, cản trở nhà báo khi tác nghiệp. Các nhóm nghiên cứu của RED đã giới thiệu kết quả khảo sát ban đầu về: Số vụ việc cản trở nhà báo tác nghiệp năm 2017 và những biểu hiện mới, Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp của nhà báo, Chỉ số chuyên nghiệp và đạo đức của báo chí qua cảm nhận của độc giả, Truyền thông nhà nước trong bối cảnh chính phủ kiến tạo. RED cũng đưa ra Chương trình thúc đẩy báo chí hành động thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam 2030 (VSDG) tập trung vào 8 chủ đề: Minh bạch tài chính, mua sắm công; phóng sự điều tra sử dụng vốn phát triển kém hiệu quả, môi trường, phản biện chính sách công; các giá trị cần cổ vũ; bình đẳng giới; sáng kiến cộng đồng đóng góp phát triển bền vững; báo chí phối hợp chuyên gia tuyên truyền và sử dụng quyền công dân cấp cơ sở. Theo đó, RED đề xuất 5 hoạt động cụ thể: Xây dựng mạng lưới nhà báo tham gia; hình thành giải thưởng báo chí; xây dựng tư liệu về VSDG; hợp tác quốc tế... do RED tự đảm nhận điều phối từ năm 2018. Các nhà báo và các chuyên gia cùng thảo luận về Chương trình hành động: "Báo chí với Phát triển bền vững" Hội nghị đã thảo luận một số vấn đề xung quanh đề tài bảo vệ nhà báo trong tác nghiệp, hành vi trục lợi trong tác nghiệp của nhà báo, những kinh nghiệm quốc tế và khu vực ASEAN về các lĩnh vực này.     Nhiều đơn vị báo, đài khác cũng đưa tin về Hội nghị. Báo Mới :Trong 11 năm, gần 930 nhà báo trên thế giới bị giết hại khi tác nghiệp Đài Tiếng nói Việt NamTrong 11 năm, gần 930 nhà báo trên thế giới bị giết hại khi tác nghiệp Báo Lao Động thủ đôHội thảo " Báo chí với phát triển bền vững" Infonet.vnTấn công nhà báo: Giảm số lượng nhưng tăng hình thức cản trở Báo Thời ĐạiRED tổ chức Hội nghị thường niên với chủ đề “Báo chí với Phát triển bền vững” Tạp chí điện tử Thanh traTăng cường an toàn, chấm dứt tình trạng không trừng phạt các hành vi tấn công nhà báo Trang tin điện tử Thời MớiTrong 11 năm, gần 930 nhà báo trên thế giới bị giết hại khi tác nghiệp Báo Giao ThôngNhà báo tác nghiệp bị hành hung tăng lên trong năm 2017 Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh10 năm, có 930 nhà báo bị giết hại trên toàn thế giới Người Đưa TinXu hướng cản trở tác nghiệp báo chí năm 2017 giảm về số vụ việc