Tháng Bảy 4, 2020

Sở Thông tin – Truyền thông Quảng Bình, Oxfam và RED tổ chức hội thảo “Vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy chủ trương giao đất rừng cho người dân”

Ngày 3/7, tại Đồng Hới (Quảng Bình), Sở Thông tin – Truyền thông Quảng Bình, Oxfam và RED đã phối hợp tổ chức hội thảo “Vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy chủ trương giao đất rừng cho người dân” với sự tham gia của 70 nhà báo trên toàn, chuyên gia trong lĩnh vực này và cán bộ, người dân được giao đất giao rừng ở Quảng Bình. Hội thảo được thực hiện với 3 mục đích. Thứ nhất là để người dân và các bên liên quan nhận được sự trợ giúp pháp lý tốt hơn về chủ trương giao đất giao rừng (GĐGR) cho người dân. Thứ hai là để báo chí trở thành kênh trợ giúp pháp lý hiệu quả về chủ trương (GĐGR) cho người dân. Hình thành cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí về những vướng mắc của người dân và chính quyền gặp phải trong quá trình thực hiện chủ trương của nhà nước về (GĐGR). Thứ 3 là qua hội thảo, có thể đề xuất sáng kiến, hoặc giải pháp để các bên liên quan hỗ trợ báo chí thực hiện tốt hơn nữa vai trò phản ánh của mình.

Ông Nguyễn Thái Phiên - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin - Truyền thông) và ông Hoàng Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Quảng Bình điều hành hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thái Thiên – nguyên Cục phó Cục Báo chí (Bộ Thông tin – Truyên thông) nói: “Chủ trương (GĐGR) của Chính phủ đã phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nó cũng thể hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần phải được giải quyết. Báo chí khi phản ánh những vướng mắc trong lĩnh vực này còn bị cản trở, khó tiếp cận thông tin, người dân chưa cởi mở thông tin cho nhà báo”. Tại hội thảo, các nhà báo, chuyên gia đã tích cực chia sẻ, trao đổi để cùng tìm ra cơ chế tiếp cận thông tin hợp lý cho các bên.
Ông Đào Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình: "Rừng cháy nhiều từ khi giao cho doanh nghiệp" Tại hội thảo, ông Đào Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: "Rừng cháy nhiều từ khi giao cho doanh nghiệp" và ông kể câu chuyện về những vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên ở những khu vực có các dự án của tập đoàn FLC đang triển khai. Ngoài ra, ông Hùng còn cho biết, hiệu quả (GĐGR) chưa cao do giao rừng gắn liền giao đất nhưng ngành kiểm lâm và ngành tài nguyên - môi trường chưa kết hợp được với nhau. Các thủ tục giao đất của tài nguyên – môi trường khác thủ tục giao rừng của lâm nghiệp. Quan niệm về phân loại đất giữa hai ngành này cũng khác nhau, chưa có cơ quan đầu mối đủ thẩm quyền phân xử bất cập này. Bên cạnh đó, muốn phân loại đúng loại rừng cần kinh phí điều tra lớn nhưng nguồn tại chỗ không đáp ứng được. GĐGR còn một hạn chế lớn nữa, đó là ranh giới giao chưa rõ ràng trên thực địa. Người dân chưa được hưởng lợi nhiều trên đất được giao. Họ lấy gỗ làm nhà ở cho mình cũng không được. Ông Đào Minh Hùng kiến nghị, báo chí truyền thông cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình điều chỉnh sửa đổi Luật ất đai phù hợp Luật lâm nghiệp.

Các nhà báo Đàm Ngọc Quang – đại diện báo Dân trí tại Hoà Bình, nhà báo Hoàng Thiên Nga – nguyên Trưởng đại diện báo Tiền phong tại khu vực Tây Nguyên, nhà báo Vũ Tiến Phòng – Trưởng phòng Phóng viên tại khu vực phía Nam của tạp chí Bất động sản, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng – Trưởng đại diện báo Nông nghiệp Việt Nam tại Quảng Bình đã chia sẻ những câu chuyện vướng mắc đất đai cụ thể ở địa phương họ và kinh nghiệm xử lý những khó khăn trong quá trình tiếp cận thông tin.

Nhà báo Đàm Quang kể về câu chuyện tranh chấp đất rừng do giao đất chồng lấn ở xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, giữa gia đình một lão nông và công ty TNHH Lâm nghiệp Hoà Bình.

Nhà báo Đàm Quang đã gặp các bên, đưa vụ việc lên báo Dân trí và nhờ đó, vụ vướng mắc hàng chục năm, mâu thuẫn đến mức gây mất trật tự an ninh tại đây đã được thúc đẩy giải quyết. Chính quyền xã Phúc Tiến đã có công văn đề nghị thu hồi khu đất này để giao cho các hộ dân ở khu vực này sản xuất dưới sự quản lý của xã. Nhà báo Hoàng Thiên Nga đã đưa ra 31 bài báo, phóng sự về đất rừng do chính chị điều tra và viết. Trong những phóng sự này có những cuộc đụng độ với lâm tặc, với các doanh nghiệp cố tình tàn phá rừng và với chính quyền địa phương khi cố tình bưng bít thông tin. Để các bài báo có đủ các thông tin tạo được sức ép giải quyết vụ việc, nhà báo Hoàng Thiên Nga đã không ít lần bị đe doạ trực tiếp, bị vu cáo. Kinh nghiệm rút ra của chị là, nhà báo phải biết tự bảo vệ mình và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để được họ cùng đồng hành trong quá trình lấy tư liệu, hình ảnh.

Nhà báo Hoàng Thiên Nga cho rằng nhà báo cần phải theo đuổi sự việc đến cùng, bên cạnh bài báo, nhà báo cần dùng mối quan hệ cá nhân để tác động đến các cấp chính quyền để vụ việc được giải quyết.

Nhà báo Vũ Tiền Phòng chia sẻ về loạt bài điều tra 4 kỳ của anh trên tạp chí Bất động sản VN về việc thắng cảnh hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng) bị xâm chiếm, xây dựng trái phép. Sau khi thu thập thông tin, tạp chí Bất động sản VN đã có công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND TP. Đà Lạt với nội dung chuyển kiến nghị của người dân liên quan đến hiện tượng một số doanh nghiệp phá rừng, xây dựng trái phép trong phạm vi rừng của thắng cảnh hồ Tuyền Lâm. Kết hợp với đó, nhà báo Vũ Tiến Phòng còn chuyển các thông tin cần thiết cho các đồng nghiệp ở các báo lớn như báo Nhân dân, Thông tấn Xã Việt Nam và sau đó, các báo này cũng đồng loạt vào cuộc, đến phỏng vấn và viết bài đăng báo.

Nhà báo Tiến Phòng cho biết, sau một loạt bài báo ở các báo khác nhau cũng như tác động đến chính quyền, văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng. Qua đó, yêu cầu UBND TP. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng báo cáo sự việc. Đồng thời, xử lý sai phạm, trả lại hiện trạng lấn chiếm cho thắng cảnh hồ Tuyền Lâm.

Nhà báo Tâm Phùng chia sẻ kinh nghiệm khai thác thông tin với phóng sự “Phá rừng đầu nguồn Phú Vinh” của anh đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình tác nghiệp, anh đã phát hiện ra việc một số doanh nghiệp tư nhân đã thu mua đất rừng của các hộ dân địa phương sau đó đã thuê chính các chủ đất cũ này chăm sóc, trồng trọt theo kế hoạch của họ, hoặc phá cây nguyên trạng, xây dựng để làm du lịch... Với tình trạng này, chính sách GĐGR đã không phát huy được mục đích cuối cùng: nâng cao đời sống cho dân địa phương.

Sau khi bài báo phản anh vụ việc này của anh được đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình trực tiếp đến nơi xảy ra việc phá rừng để kiểm tra nội dung bài báo nêu và vụ việc được xử lý, đất rừng được trả cho dân địa phương.

Nhà báo Tâm Phùng cho biết để bài báo đạt được hiệu quả này, anh đã tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, có sự quan sát và phân tích hiện trạng để tìm giải pháp kiến nghị với chính quyền để kịp thời sửa đổi chính sách phù hợp. Ông Nguyễn Xuân Tình, công tác tại Phòng Văn hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho rằng Báo chí là kênh thông tin quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong quá trình chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao trên đất rừng được giao. Vì vậy, chính quyền địa phương (xã) phải tiếp để cung cấp thông tin cho báo chí, tổ chức tập huấn (Luật báo chí; Nghị định 09; Chỉ thị 16 của tỉnh) cho lãnh đạo chính quyền xã, phòng ban trong huyện, kiểm lâm… nâng cao kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí.

Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển đã chia sẻ kết quả khảo sát nhanh của RED về giao đất giao rừng trên các báo điện tử ở Việt Nam, từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 30/6/2020. Theo đó, có 264 bài báo phản ánh về đề tài này được đăng trên 95 báo điện tử trên toàn quốc. Báo địa phương phản ánh về GĐGR tích cực hơn báo địa phương, 220/264 bài báo, chiếm 83%. Tỉnh thành được báo chí phản ánh về vướng mắc đất rừng là Hà Nội với 97/264 bài báo, chiếm 37%. Nhóm vướng mắc giữa chính quyền – dân được báo chí phản ánh nhiều nhất với 165/264 bài báo, chiếm 62,5%. Nhóm vướng mắc giữa chính quyền - doanh nghiệp được báo chí phản ánh nhiều thứ 2 sau vướng mắc giữa chính quyền – dân với 34/264 bài báo, chiếm 13%. Nhóm vướng mắc giữa dân-dân có số bài không nhiều với 20/ 264 bài báo, chiếm 7,5%. Nhóm vướng mắc giữa dân-doanh nghiệp được phản ánh ít nhất so với các nhóm trên với 17/264 bài báo, chiếm 6,4%. Ít bài báo phổ biến luật về đất rừng hoặc thống kê, đưa ra các sai phạm về đất rừng, 10/264 bài báo, chiếm 4%. Các bài báo phản ánh về vướng mắc đất rừng đã thúc đẩy được chính quyền và các bên liên quan giải quyết vụ việc ở các cấp độ khác nhau với 251/264 bài báo, chiếm 95%. Kết thúc hội thảo, nguyên Cục phó Cục Báo chí, ông Nguyễn Thái Thiên phát biểu: “Các ý kiến đã phản ánh được việc giao đất giao rừng ở Quảng Bình và các địa phương, những bất cập chính sách, khó khăn khi tác nghiệp tiếp cận thông tin. Các nhà báo cần nắm vững quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong quá trình tác nghiệp, các văn bản Luật và quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai. Nhà báo phải chịu được áp lực về công việc và những cám giỗ vật chất, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin. Quá trình tác nghiệp của các nhà bào cần minh bạch về mục đích và phối hợp với cơ quan chức năng, tòa soạn để tự bảo vệ mình. Nhà báo cần kiên trì đeo bám vấn đề, kiến nghị các cấp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan để giải đáp khúc mắc và vấn đề của sự kiện cần thông tin.
Từ các tham luận và ý kiến đóng góp của đại biểu, Hội thảo đã đưa ra các khuyến nghị bao gồm: - Phải có một đầu mối phối hợp giữa Hội Nhà báo địa phương và Sở TTTT địa phương để khi phóng viên tới làm việc ở địa phương sẽ nhận được hỗ trợ tốt nhất qua đầu mối này. - Tất cả cán bộ truyền thông và cấp chính quyền địa phương phải được nâng cao nghiệp vụ về báo chí, về Luật Tiếp cận thông tin để hiểu luật, không ngại tiếp cận với báo chí. - Nâng cao năng lực về pháp luật cho báo chí cho chính nhà báo, đặc biệt là các quy định về quyền nghĩa vụ để tránh trường hợp lẫn lộn giữa quyền và nghĩa vụ. - Phải tăng cường các hoạt động nâng cao kiến thức về pháp luật liên quan đến chủ trương giao đất rừng của nhà nước cho người dân. - Báo chí phải trở thành kênh trợ giúp pháp lý cho người dân, tạo điều kiện và khuyến khích báo chí đăng tải những vướng mắc về đất đai ở địa phương.
Phản hồi báo chí sau hội thảo: 1- Đài truyền hình Quảng Bình đã đưa tin về hội thảo trong Bản tin thời sự ngày 3/7: http://qbtv.vn/vi-deo/15838/ban-tin-thoi-su-toi-3-7-2020.html?fbclid=IwAR0tQV13bDgRkY3N0-llEbgsSWCt78qV3qm8DlU_xebdjjzmgpAC68vFeck 2-Báo Quảng Bình đã đưa tin về hội thảo: https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202007/vai-tro-cua-bao-chi-trong-viec-thuc-hien-chu-truong-giao-dat-rung-cho-nguoi-dan-2178883/ 3- Cổng thông tin điện tử Quảng Bình đã đưa tin về hội thảo: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/hoi-thao-%E2%80%9Cvai-tro-cua-bao-chi-trong-viec-thuc-hien-chu-truong-giao-dat-rung-cho-nguoi-dan%E2%80%9D.htm 4-Bản tin Quảng Bình đã đưa tin về hội thảo: https://tinquangbinh.com/2020/07/993943/hoi-thao-vai-tro-cua-bao-chi-trong-viec-thuc-hien-chu-truong-giao-dat-rung-cho-nguoi-dan/ 5- Báo Doanh nghiệp Việt Nam đăng bài về hội thảo: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-bao-chi-trong-viec-thuc-day-thuc-hien-chu-truong-giao-dat-rung-cho-nguoi-dan/20200707103502717?fbclid=IwAR1KtG8xwfsaNcUYPYeI_THljJJ2XhfYQ0DMpCKVfdSipGnZdQKyW7sYl0Y 6- Báo Nhân đạo & Đời sống đăng bài về hội thảo: http://nhandaovadoisong.vn/nhip-song/vai-tro-cua-bao-chi-trong-viec-thuc-day-thuc-hien-chu-truong-giao-dat-rung-cho-nguoi-dan-26743?fbclid=IwAR1_3DmuA4fYY6sBRDYaTP8ImHVAx71DL_Lhst9cCbT4HmIdYSX8k0T7s4A 7- Diễn đàn Truyền thông phát triển đã đưa viết bài về hội thảo: http://truyenthongphattrien.vn/bao-chi-dong-vai-tro-quan-trong-trong-viec-thuc-day-giai-quyet-nhung-vuong-mac-dat-rung