Tháng Tư 16, 2017

THÔNG CÁO CỦA NHÓM CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG THÚC ĐẨY TRẺ EM THAM GIA VÀO CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH (04/2017)

  Một trong bốn nguyên tắc Công ước về quyền trẻ em (CRC) của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia từ năm 1990 là tôn trọng ý kiến của trẻ. Điều 12 trong CRC đã nói rằng trẻ em có quyền tham gia và tác động, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định những vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em tại gia đình, nhà trường và trong cộng đồng[1]. Sự tham gia của trẻ em được xây dựng dựa trên yếu tố cốt lõi của Điều 12 và kết hợp với những điều khác trong CRC.
Như vậy, CRC khẳng định rằng trẻ em là người có quyền thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề ảnh hưởng đến mình. Điều này đòi hỏi rằng những ý kiến của trẻ em cần phải được các bên liên quan lắng nghe, tiếp thu và ghi nhận. Chia sẻ quan điểm trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách là đảm bảo trẻ em đang thực thi nghĩa vụ công dân của mình và là một nhân tố đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, sự tham gia của trẻ em là một tiêu chí xuyên suốt trong Luật Trẻ em năm 2016, và được quy định cụ thể tại chương V “Trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em”. Trước đó, ngày 03/08/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1235/QĐ-TTg về “Phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020” nhằm tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Hiện thực hoá cam kết quốc tế và các chính sách, trong thực tế, các cơ quan quản lý của Nhà nước và các tổ chức xã hội nước ta đã và đang nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của trẻ em thông qua các chương trình, hoạt động của mình. Đã có rất nhiều mô hình đang được thực hiện trong thực tế - Những mô hình đó đều cho thấy rằng trẻ em có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách qua nhiều hình thức khác nhau với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của người lớn trong một không gian an toàn, không có sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, bên cạnh những sáng kiến đơn lẻ được thực hiện một cách hiệu quả, nhìn chung viêc thực hiện quyền tham gia của trẻ em ở nhiều nơi vẫn còn chưa thực chất, mang tính hình thức và chưa hiệu quả. Sự tham gia là một tiến trình, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan Nhà nước, Chúng tôi, các tổ chức xã hội cũng đang đồng hành và thúc đẩysự tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em, của xã hội và đất nước.  Để có thể thực hiện tốt công việc của mình và nhằm đảm bảo sự tham gia của trẻ em được thực hiện toàn diện, thực chất. CHÚNG TÔI, NHÓM CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CAM KẾT: -          Tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, có đạo đức; -          Tăng cường tham  vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho Nhà nước về các vấn đề liên quan với trẻ em; -          Tăng cường tham gia giám sát, đánh giá chất lượng quá trình tham gia của trẻ em; -          Thúc đẩy các mô hình sáng kiến tốt về sự tham gia của trẻ em; -          Xây dựng, củng cố mạng lưới hoạt động về trẻ em và chia sẻ kinh nghiệm; -          Phối hợp với gia đình, cơ quan Nhà nước, cơ quan giáo dục truyền thông… để đảm bảo một trường an toàn, không phân biệt đối xử, để trẻ em thể hiện quan điểm của chính mình. CHÚNG TÔI, NHÓM CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, MONG MUỐN Cơ quan Nhà nước: ·         Đại diện cơ quan Nhà nước các cấp có thẩm quyền cần lắng nghe tích cực ý kiến của trẻ, phản hồi ý kiến đó và thực thi ý kiến đó một cách thích hợp. ·         Kiến tạo một không gian trao đổi thẳng thắn, hai chiều, tích cực để cả trẻ em và các tổ chức xã hội hỗ trợ các em đưa ra những ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; ·         Nâng cao nhận thức về sự tham gia của trẻ em cho các cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước liên quan; đặc biệt nhân sự chuyên trách về trẻ em ở cấp xã, phường cần được nâng cao chuyên môn, kỹ năng làm việc với trẻ em; ·         Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá các hoạt động liên quan đến trẻ em và công nhận hoạt động giám sát và đánh giá độc lập; ·         Công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách cho các hoạt động liên quan đến trẻ em; ·         Phối hợp, trao quyền và chuyển giao dịch vụ côngliên quan đến trẻ em cho các tổ chức xã hội; Về nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em, Nghị định cần hướng dẫn vàcó cơ chế cho các tổ chứcxã hội được giám sát độc lập việc thực thi quyền trẻ em Đoàn thanh niên – cơ quan đại diện tiếng nói của trẻ ·         Nâng cao năng lực và kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của trẻ em cho thành viên của Đoàn thanh niên cần được; ·         Phát huy mạnh mẽ vai trò là đại diện tiếng nói của trẻ em dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Đặc biệt, đảm bảo tiếng nói của nhóm trẻ em dễ bị tổn thương được lắng nghe và được phản hồi một cách tích cực và kịp thời; ·         Thúc đẩy, tạo điều kiện để trẻ em có thể bày tỏ chính kiến của bản thân. Từ đó trẻ em tham gia tích cực và thực chất vào các hoạt động xã hội; ·         Phối hợp với các tổ chức xã hội (TCXH) để cùng thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, trong đó, TCXH đóng vai trò cố vấn kỹ thuật thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; Trung tâm công tác xã hội: ·         Tạo điều kiện, khuyến khích như tổ chức trao đổi để lắng nghe chính kiến của trẻ em; ·         Khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ em được tự điều hành, duy trì các hoạt động ngoại khoá; ·         Nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên về sự tham gia của trẻ em; ·         Tăng cường liên hết với gia đình, người giám hộ của trẻ em (phụ huynh, thầy cô giáo, những người làm việc trong ngành bảo trợ xã hội) ·         Áp dụng phương pháp giáo dục tích cực để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; ·         Liên kết, phối hợp với các tổ chức xã hội trong các chương trình, hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ. Gia đình: ·         Tự nâng cao kiến thức, năng lực phù hợp để đảm bảo phát huy môi trường gia đình an toàn, khuyến khích trẻ em bày tỏ chính kiến; ·         Cung cấp thông tin phù hợp cho trẻ em; ·         Hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích, lắng nghe tích cực trẻ em bày tỏ chính kiến; ·         Dành thời gian chất lượng và tình yêu thương cho con, cháu; ·         Ủng hộ và phối hợp vớicác TCXH để tạo môi trường an toàn, khuyến khích trẻ em thể hiện chính kiến,và tham gia hoặc thànhlập hội/nhóm/ câu lạc bộ của riêng mình. Cơ quan truyền thông ·         Tự nâng cao năng lực, nhận thức về quyền trẻ em, trong đó đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; ·         Cung cấp thông tin, kiến thức chính xác, trung thực, phù hợp với trẻ em; ·         Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em; ·         Tôn trọng chính kiến của trẻ em ·         Đồng hành cùng các tổ chức xã hội trong quá trình vận động chính sách về quyền tham gia của trẻ em; ·         Tạo điều kiện để trẻ em có thể bày tỏ chính kiến của mình bằng cách: thành lập và hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động của các CLB trẻ em; Mở chuyên mục về tiếng nói của trẻ em trên báo hoặc truyền hình; Tổ chức các sự kiện với một không gian an toàn, không phân biệt đối xử để trẻ em thể hiện chính kiến; ·         Tham gia giám sát về sự tham gia thực chất của trẻ em vào các vấn đề liên quan; phản biện những chính sách hạn chế sự tham gia của trẻ em; ·         Chủ động hợp tác, hỗtrợ các tổ chức xã hội như: tuyên truyền, phổ biến thông tin phù hợp (ý nghĩa, lợi ích của việc cho trẻ tham gia); ·         Nâng cao hình ảnh của các tổ chức xã hội về vai trò và đóng góp trong công tác làm việc với trẻ em. Để trẻ em có thể tham gia một cách có ý nghĩa, thực chất nhất, cần có sự hợp tác giữa nhiều bên như các cơ quan nhà nước, gia đình, cơ sở giáo dục, truyền thông, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Danh sách các tổ chức tham gia đóng góp ý kiến: - Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Vì sự phát triển bền vững (CSD) - Save the Children International in Vietnam - Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - Làng trẻ em SOS Việt Nam - Trung tâm thông tin Tổ chưc Phi chính phủ (NGO-IC) - Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng (MACDI) - Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) - Trung nghiên cứu truyền thông phát triển (RED Communication) - Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (Sudecom) Yên Bái - Trung tâm phát triển truyền thông và sức khoẻ (HCDC) - Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng bền vững (CRDSC) - Viện nghiên cứu Y-xã hội học (ISMS) - HTX phụ nữ đơn thân Tân Minh - CLB Ô Xinh - Và các cá nhân khác