Tháng Mười 30, 2016

TỌA ĐÀM “CÔNG KHAI MINH BẠCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC” (10/2016)

Ngày 27/10/2016, trong khuôn khổ dự án "Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế", RED và Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm "Công khai Minh bạch Ngân sách Nhà nước" tại Hà Nội. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Vụ Tài chính - Ngân sách, Văn phòng Quốc hội; đại diện đại biểu Quốc hội khóa 13; đại diện Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, đại diện Unicef Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự về phát triển kinh tế, các chuyên gia độc lập và các cơ quan báo chí, truyền thông. Tọa đàm mở đầu với bài trình bày của Ths. Dương Thị Việt Anh, Giám đốc điều hành CDI về kết quả Khảo sát Công khai Minh bạch ngân sách của Việt Nam năm 2015. Khảo sát đã chỉ ra rằng các tài liệu báo cáo về ngân sách chủ yếu được lưu hành nội bộ hoặc chậm so với kỳ báo cáo. Sau đó, trong phiên chính của Tọa đàm, nhóm chuyên gia trả lời các câu hỏi của diễn giả và người tham dự là đại diện cơ quan nhà nước, phóng viên, nhà nghiên cứu độc lập... Các ý kiến được đưa ra chủ yếu là: vẫn tiếp tục khó khăn thu ngân sách, cơ cấu thu không bền vững, xu hướng giảm; công khai nhưng quan trọng là phải minh bạch, chỉ số "Minh bạch" rất quan trọng; phải phát hiện được khoản chi nào là không hiệu quả, báo chí và người dân đã và cần phải tăng cường việc giám sát hiệu quả đầu tư\chi công; từ góc nhìn của người dân thì quan trọng là Nhà nước phải để dân tin tưởng vào công bằng trong cả thu và chi ngân sách... Tải các tài liệu của buổi Tọa đàm tại đây. Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm: Bà Đỗ Bích Thủy - Tư vấn cấp cao của Cecem giới thiệu và khai mạc Tọa đàm Bà Dương Thị Việt Anh, Giám đốc điều hành CDI, trình bày kết quả Khảo sát Công khai Minh bạch ngân sách của Việt Nam năm 2015 Ông Nguyễn Minh Tân, phó Vụ trưởng Vụ Tài Chính – Ngân Sách, Văn Phòng Quốc Hội nêu ra các vấn đề lớn trong ngân sách năm 2017 đang được thảo luận tại tổ PGS. TS. Vũ Sỹ Cường cho rằng việc lập dự toán ngân sách "thiếu phản biện" và bị "khép kín" PGS. TS. Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13, nêu rõ trách nhiệm của những "người đứng đầu" trong việc công khai minh bạch ngân sách Tọa đàm thu hút sự quan tâm và có mặt của rất đông báo giới Phần hỏi đáp giữa các đại biểu và chuyên gia Đại biểu cho rằng từ góc nhìn của người dân thì quan trọng là Nhà nước phải để dân tin tưởng vào công bằng trong cả thu và chi ngân sách Đại diện Liên minh Châu Âu đề cao tầm quan trọng của Tọa đàm khi nhiều vấn đề thực tiễn được đưa ra thảo luận Các chuyên gia lắng nghe câu hỏi và các ý kiến từ phía đại biểu và báo chí Đại biểu đến từ Bộ Tài chính cho rằng vai trò giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, NGO cần được coi trọng "Nên có chỉ số, tiêu chí đánh giá hiệu quả chi tiêu công" Đại biểu cho rằng công khai và minh bạch cần có quá trình chứ chưa kỳ vọng đạt được hết tất cả các mục tiêu Nhà báo Thuận Hải chia sẻ sự khó khăn của báo chí, truyền thông trong góc độ giám sát hiệu quả của thu chi ngân sách do hạn chế trong tiếp cận thông tin TS. Nguyễn Chí Dũng cảm ơn các đại biểu và báo chí đã tới tham dự và đóng góp ý kiến cho Tọa đàm PHẢN HỒI DƯ LUẬN SAU TỌA ĐÀM CÔNG KHAI MINH BẠCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (10/2016) Ngày 27/10/2016, trong khuôn khổ dự án "Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế", RED và Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm "Công khai Minh bạch Ngân sách Nhà nước" tại Hà Nội. Rất đông các cơ quan báo đài đã đến tham dự và đưa tin về Tọa đàm. Cho rằng cần phải tăng cường việc giám sát cộng đồng đối với chi tiêu ngân sách, Thời báo tài chính Việt Nam Online có bài: Tăng giám sát cộng đồng để hạn chế sự tùy tiện của đơn vị sử dụng ngân sách. Bài báo cho rằng: Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện công khai, minh bạch NSNN và tăng cường khả năng giám sát NSNN của cộng đồng, theo khuyến nghị của các đại biểu tại hội thảo, các cơ quan chức năng cần tạo thêm nhiều cơ hội cho công chúng tiếp cận rộng rãi và nhanh nhất với các tài liệu về NSNN, trao quyền cho các tổ chức giám sát… Trích lời ý kiến chuyên gia, cho rằng việc chậm công khai dự thảo dự toán ngân sách sẽ gây khó điều hành kinh tế vĩ mô, trang tin Kinh tế và Dự báo trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có bài: Công khai ngân sách nhà nước: Quy trình lạc hậu, khó điều hành vĩ mô. Bài viết cho rằng  hệ thống ngân sách của nước ta hiện vẫn lồng ghép 4 cấp, từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã. Điều này đồng nghĩa với việc, các cấp phải đợi tổng hợp thu, chi từ xã, đến huyện, lên đến tỉnh, rồi mới về đến Trung ương và các cấp cao hơn. Ước tính, quá trình tổng hợp tin này tốn khoảng gần 5 tháng. Quy trình này được đánh giá là đảm bảo tính thống nhất nhưng bên cạnh đó cũng có mặt trái là lạc hậu và rất tốn thời gian. Một quan điểm khác được Vietnam+ đưa ra trong bài: Việc lập dự toán ngân sách bị "chê" thiếu phản biện và bị khép kín. Bài báo trích lời của ông Vũ Sỹ Cường, cho rằng cách lập dự toán ngân sách của Việt Nam bị chuyên gia đánh giá là “chẳng giống ai” và gần như khép kín với rất ít sự tham góp ý của các đơn vị độc lập. Điều này dẫn tới hệ lụy là nếu tăng trưởng kinh tế tốt thì không sao vì điều này giúp có nguồn thu tốt. Tuy nhiên, nếu mức tăng trưởng kinh tế không đạt so với kế hoạch thì sức ép lên thu ngân sách ngược lại sẽ rất lớn. Khi “túi tiền” gặp khó, cơ quan chức năng sẽ phải tìm tới những nguồn thu không ổn định và đó là thách thức không nhỏ. Đồng quan điểm này với Vietnam+, Thời báo Kinh tế có bài: Minh bạch ngân sách: Gần như khép kín. Bài báo đưa ra một thực tế rằng theo báo cáo đề xuất dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc. Nhưng trên thực tế, đến ngày 18/10/2016, trước kỳ họp thứ 2, QH khoá XIII khai mạc, các đại biểu vẫn chưa nhận được dự thảo ngân sách và cho biết “Khi nào ra họp mới được nhận tài liệu”.